Thái Bình
Tỉnh thái bình có thế mạnh gì, văn hóa thái bình, du lịch thái bình....

Tỉnh thái bình có thế mạnh gì, văn hóa thái bình, du lịch thái bình....Theo mục tiêu của Tỉnh ủy Thái Bình, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 (tính theo GRDP, giá thực tế) tăng gấp 1,8 lần so với năm 2025 và đến năm 2045 tăng gấp 6 lần năm 2025. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP (không tính thuế sản phẩm) đến năm 2030 đạt 85% trở lên và đến năm 2045 tkhoảng 90%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 tương đương với bình quân chung của cả nước và đến năm 2045 cao gấp 1,2 lần trở lên mức bình quân chung của cả nước.

thái bình
thái bình

Giới thiệu khái quát về thái bình

Giới thiệu khái quát tỉnh Thái Bình

Vị trí địa lý Thái Bình

Vị trí địa lý
Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546,54 km2. Toàn tỉnh gồm có 8 huyện, thành phố là: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và thành phố Thái Bình với tổng số 284 xã, phường, thị trấn.

Đặc điểm địa hình


Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1 – 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân).

Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km).

Tiềm năng khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản
Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc khu công nghiệp Tiền Hải.
Nguồn khí mỏ, nước khoáng: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc khu công nghiệp Tiền Hải.

Tháng 5-6 năm 2003, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 Vịnh Bắc Bộ (trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m3). Ngày 23/3/2005, Công ty Đầu tư phát triển Dầu khí (PIDC), Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã thử vỉa thành công tại giếng khoan xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải ở độ sâu 2.600 m. Theo kết quả đánh giá ban đầu lưu lượng khí khai thác đạt 30.000 m3/ngày đêm kịp thời bổ sung cho nguồn khí phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh.
Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít được trong và ngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Gần đây tại vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57oC ở độ sâu 50 m và nước nóng 72oC ở độ sâu 178 m hiện đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân.
Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600 – 1.000 m nên chưa đủ điều kiện để khai thác.

Tiềm năng du lịch Thái Bình

Tiềm năng du lịch
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý.
Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo có bãi tắm thoải cát trắng hoặc đi thăm vùng quê

– nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hoá được được xếp hạng như chùa Keo nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XI triều Lý, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, đền thờ, lăng mộ, nơi phát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hoà – Vũ Thư.. . và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo ‘làng Khước’, trò múa rối nước ‘làng Nguyễn’ (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) v.v…
Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND tỉnh xây dựng đường ra Cồn Vành, biến nơi đây thành khu du lịch kết hợp với an ninh quốc phòng. Dự kiến đến năm 2004 sẽ hoàn thành dự án. Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển.
Khách sạn Du lịch Thái Bình đang được đầu tư nâng cấp thành khách sạn 3-4 sao và một số khách sạn, nhà nghỉ mát tại khu du lịch Đồng Châu đang được cải tạo đổi mới. Một số dự án về đầu tư khách sạn, các trung tâm thương mại nhiều tầng (11 tầng) như khách sạn Dream II, Đài Loan Quán … đang chuẩn bị triển tại Thành phố để đáp ứng yêu cẩu phát triển kinh tế địa phương. Dự án xây dựng tuyến đường ra cồn Vành và một số công trình hạ tầng cho phát triển du lịch và kinh tế đang được triển khai

Tài nguyên đất tỉnh Thái Bình

Tài nguyên đất
Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng ‘bờ xôi ruộng mật’ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên.
Tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha. Trong đó: Diện tích cây hàng năm: 94.187 ha; Ao hồ đã đưa vào sử dụng: 6.018 ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3-4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đông khoảng 40.000 ha.
Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây: Cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu), cây công nghiệp ngắn ngày (cây đay, cây dâu, cây cói), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối), trồng hoa, cây cảnh v.v
Tiềm năng và nguồn lợi thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Thái Bình có 3 thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
– Nước mặn chiếm khoảng 17 km2 chủ yếu dành cho hoạt động khai thác khoáng sản. Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá 24.000 – 25.000 tấn, tôm 600 – 1.000 tấn, mực 700 – 800 tấn. Khả năng khai thác tối đa cho phép 12.000 -13.000 tấn. Các loài khai thác chính là cá Trích, cá Đé, cá Khoai, cá Đối, cá Vược…. các loài tôm: tôm Vàng, tôm Bộp, tôm He… Hiện tại mới duy trì các hoạt động đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên, phần lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu để chế biến các mặt hàng truyền thống như nước mắm, mắm tôm và chế biến thức ăn thủy sản.
– Vùng nước lợ: Chủ yếu ở các khu vực cửa sông Hồng, sông Thái Bình và sông Trà Lý có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thủy sinh phong phú làm thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản. Vùng này có khoảng 20.705 ha (Tiền Hải 9.949 ha, Thái Thụy 10.756 ha), trong đó diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ là 5.453 ha. Hiện đã đưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu.
Bên cạnh đó Thái Bình còn có các cồn cát ven biển như: Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng đất ngập mặn rất thích hợp trồng tập trung cây sú vẹt, bần. Hiện tại có gần 5.000 ha rừng vừa giữ đất, chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển.
– Vùng nước ngọt: Tổng diện tích có khả năng nuôi thủy sản là 9.256 ha, hiện mới đưa vào nuôi khoảng 6.020 ha. Ngoài ra còn có trên 3.000 ha vùng lúa ruộng trũng cấy 1 vụ năng suất thấp có thể chuyển sang nuôi thủy sản.
– Thái Bình có triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh mương ao hồ rộng khắp là điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu, bò, bò sữa, lợn, gà, vịt, cá….
– Nguồn nước ngọt cho nhu cầu dân sinh và công nghiệp tương đối dồi dào, chủ yếu là nguồn nước mặt của các sông lớn.’

Tiềm năng về nhân tố con người Thái Bình

Tiềm năng về nhân tố con người Thái Bình
Dân số Thái Bình năm 2002 ước khoảng: 1 triệu 827 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn chiếm 94,2%, dân số thành thị chiếm 5,8%; mật độ dân số 1.183 người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%.
Nguồn lao động trong độ tuổi: 1 triệu 73 ngàn người. Trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ – thương mại chiếm 8,7%.
Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ 13,5%; Trung cấp 5,5%; Cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5%).
Hàng năm, Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, chưa có điều kiện học tiếp lên đại học. Lực lượng này có thể học tiếp ở các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật trong tỉnh hoặc được đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh sẽ là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có các khu công nghiệp./.


NGUỒNhttp://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=38

Văn hóa vui Thái Bình: Nhà máy cháo – lò đúc muôi

Thái Bình có cái cầu Bo
Có nhà máy Cháo , có lò đúc muôi
Tháng ba ngày tám rong chơi
Chu du thiên hạ cho đời đổi thay
Có “vali cói” cầm tay
Nón giang gậy trúc thẳng ngay lên đường
Tung hoành đi khắp bốn phương
Giơ tay hứng lấy tình thương đồng bào
Năm xu cho chí một hào
Củ khoai vốc gạo cho vào “vali”
Thái Bình , ta rủ nhau đi !!!

Nhiều người thắc mắc về câu vè thứ 2. Đó là một quá khứ đau thương của quê hương Thái Bình mà những người con Thái Bình nên nhớ. Thời Pháp thuộc, quân đội Pháp đã xây dựng một khách sạn ở chân cầu Bo cũ để phục vụ cho lính Pháp.

Sẵn lúa gạo, người dân chế biến thành rất nhiều các món cháo bán cho binh sĩ Pháp và khách thập phương. Cháo bán ra nhiều lắm nên người ta nghĩ phải có cả một cái nhà máy mới đủ làm ra lượng ấy cháo. Và cần kèm theo đó là muôi (thìa) múc cháo.

Các lò đúc muôi, đúc nhôm hình thành ở Vũ Hội – Vũ Thư từ đó. Năm 45, Nhật đảo chính Pháp, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay gây nên nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu làm 280.000 người Thái Bình chết (chiếm 25% dân số Thái Bình lúc bấy giờ). Tôi nhớ nội tôi kể năm đó nội đi chôn người chết đói, đưa ra đến đồng chưa kịp phủ đất thì lại có người gọi về khiêng người chết đói khác ra chôn. Bi thương và đau đớn!. Chính trong cái hoàn cảnh đó người Thái Bình đã thể hiện tình yêu thương đùm bọc nhau. Những thìa cháo đã được san sẻ giúp Thái Bình bước qua những tháng ngày cùng cực đó. Sau khi quân Pháp, Nhật đi, cái khách sạn ấy trở thành hợp tác xã thương mại cũng chuyên bán cháo và thời kỳ đổi mới thì thành nhà máy xay. Bây giờ, người ta đã đập nó đi và xây nên ở đó khách sạn Sông Trà in bóng xuống dòng Trà Lý.

Có thể nhiều người Thái Bình khi nghe những câu thơ, bài vè trên cảm thấy khó chịu nhưng tôi thì không. Tôi lại thấy trong đó những nụ cười tiếu ngạo và cả sự hãnh diện. Phải, Thái Bình nghèo lắm, người Thái Bình còn khổ lắm. Người Thái Bình xưa phải đi ăn xin khắp nơi cho qua tháng ba ngày tám, đâu đâu trên đất Việt Nam cũng thấy có bóng dáng dân Thái Bình. Nghèo nhưng không hèn, đi ăn xin nhưng không đi ăn trộm, cơ cực nhưng vẫn thật thà và đầy ý chí, vất vả nhưng vẫn “tung hoành” khắp bốn phương. Như thế chẳng đáng quý lắm sao ?!!!

Văn hóa xưa Thái Bình: Thái Bình là đất ăn chơi – Tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành…

Những câu chuyện bi thương Trong Viện Sử học Việt Nam có lưu bức thư của một tác giả nước ngoài là Vespy viết tháng 4/1945 tả về thảm cảnh nạn đói 1945: “Họ đi thành rặng dài bất tuyệt, người nào người ấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc giơ xương, ngay cả những thiếu nữ đến tuổi dậy thì đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế. Thỉnh thoảng họ dừng lại vuốt mắt cho một người đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột một miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng để che thân người đó.

Tai sao goi dan Thai Binh la dan tai bi tay gay

Nhìn những hình người xấu hơn con vật xấu nhất, nhìn thấy những xác chết nằm co quắp cạnh đường chỉ có vài nhành rơm vừa làm quần áo vừa làm vải liệm, người ta thật lấy làm xấu hổ cho cái kiếp con người”. Theo thống kê của Viện Sử học, số người chết trong nạn đói Ất Dậu lên tới 2 triệu người. Nạn đói xảy ra trên diện rộng, từ Quảng Trị trở ra Bắc Kỳ. Mở lại những trang hồ sơ về sự kiện bi thảm ấy, cũng không còn nhiều câu chuyện cụ thể được ghi chép lại.

Tai sao goi dan Thai Binh la dan tai bi tay gay Nạn đói năm Ất Dậu – 1945.

Nạn đói xảy ra trên địa phận tỉnh Thái Bình là khủng khiếp nhất. Cảnh chết đói diễn ra khắp nơi trong tỉnh, nhất là các huyện phía nam. Hàng ngày, từng đoàn người đói rét dắt díu nhau đi lang thang ăn xin rồi chết ở đầu đường xó chợ. Nhiều gia đình chết không còn một ai. Nhiều làng chết đói từ 50 đến 80% dân số.

Chỉ trong vòng 5 tháng, số người chết đói trong toàn tỉnh lên đến 28 vạn người, chiếm khoảng 1/4 dân số toàn tỉnh. Chúng ta có thể tự hào bởi những trang sử hào hùng và kiêu hãnh, nhưng chúng ta cũng không thể quên đi những đau thương, mất mát của dân tộc mình.

Tai sao goi dan Thai Binh la dan tai bi tay gay

Hiện tại, cũng không mấy người còn hình dung ra những thảm cảnh kinh hoàng 70 năm trước. Mùa thu năm 2014, tôi lên đường tìm lại những dấu tích cũ, những nhân chứng sống của nỗi đau lịch sử đó. Thái Bình giờ thay da đổi thịt, làng quê khang trang như phố thị, người xe nườm nượp, đầy tiếng trẻ nô cười. Có ai ngờ rằng, nơi đây từng là địa ngục trần gian. Khi tôi đặt vấn đề tìm hiểu về những số liệu của thời kỳ đau thương ấy, nhà sử học Đặng Đình Hùng, một nhà nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Bình cho biết, mặc dù sinh sau nạn đói gần 10 năm, nhưng ông vẫn được nghe, được kể rất nhiều về nạn đói. Những câu chuyện, những con số của nỗi đau năm 1945 vẫn luôn ám ảnh ông.

Khi vụ mùa gần như mất trắng, cộng thêm thiên tai, vỡ đê, dân Thái Bình rơi vào nạn đói kéo dài từ tháng 8 năm Giáp Thân (1944) sang đến những tháng đầu năm Ất Dậu (1945).

Trong khi đáng lẽ phải cứu đói khẩn cấp thì chính quyền phát xít Nhật lại thực hiện chính sách thu mua thóc tạ thời chiến. Họ tỏa về các làng xã thu vét thóc gạo. Vào cuối 1944, khi chiến tranh thế giới thứ 2 đi vào giai đoạn quyết liệt, Nhật – Pháp chuẩn bị chiến tranh, bọn đế quốc càng ráo riết tích trữ các mặt hàng chiến lược, đặc biệt là lương thực thực phẩm. Đến đầu năm 1945, nạn đói bùng nổ khi dân chúng không còn bất cứ cái gì để ăn, thóc gạo cũng hết, ăn sạch cả củ sắn, củ mài, nhặt cỏ rau má ăn, củ chuối cũng đào hết. Những bức ảnh ghi lại thời kỳ đau thương trong lịch sử dân tộc.

Nạn đói 1945 – 2 triệu người chết đói

hình ảnh ()“Cụ Võ An Ninh đã đưa chúng tôi đến cả những địa điểm nơi cụ đã từng chụp các bức ảnh. Đó là chợ Hàng Da- nơi có người phụ nữ có ngắc ngoải sống mà vẫn bị mang đi chôn. Đó là chỗ quán chợ nơi có cả gia đình đã chết. Chúng tôi cũng đến cả cột mốc của tỉnh Thái Bình – nơi nạn đói diễn ra thảm khốc nhất. Chúng tôi đã đi nhiều nơi, ghi chép lại nhiều câu chuyện… Vô cùng xót xa!”.

Cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh
Cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh – Cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh làm việc cùng các nhà sử học Việt Nam và Nhật Bản. Cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh đã đưa các nhà sử học đến từng nơi ông đã chụp ảnh và kể từng câu chuyện kinh hoàng về nạn đói mà ông đã chứng kiến
Tổng số người chết đói năm 1945
Tổng số người chết đói năm 1945
28 vạn dân thái bình chết đói
28 vạn dân thái bình chết đói
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (11)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (11) – “Chỉ có thể nói, nạn đói đã diễn ra vô cùng bi thảm”- ông Nguyễn Quang Ân chia sẻ.
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (10)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (10) –Nạn đói khiến người ta không thể phân biệt được đâu là đàn ông, đâu là phụ nữ
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (9)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (9)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (8)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (8) –Những đứa trẻ đói khát
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (7)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (7)
nan-doi-1945-thai-binh (6)
nan-doi-1945-thai-binh (6)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (3)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (3) –Nhặt từng hạt gạo rơi vãi trên đường
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (4)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (4) – Những đứa trẻ ở trại tế bần
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (2)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (2) – Bức ảnh này chụp những người phụ nữ không mảnh vải che thân đang mò cua bắt ốc kiếm miếng ăn qua ngày
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (1)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (1)-Thu gom xác người dân bị chết đói trong nạn đói lịch sử 1944 – 1945 (Ảnh tư liệu của cố Nghệ sỹ nhiếp ảnh Võ An Ninh).
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (13)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (13) –Người chết đói vật vờ dưới nắng ở chợ Hàng Da
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (12)
hinh-anh-nan-doi-1945-thai-binh (12) –Thái Bình- nơi diễn ra nạn đói thảm khốc nhất

Thời kỳ đó, không ai còn nghĩ đến ai cả, họ hàng, bố con, anh em bỏ nhau hết, con đến nhà bố thì bố đóng cửa không cho vào, bố đến nhà con thì con không nhận, vì quá đói, sợ đến lại không còn cái gì để ăn. Người ta bắt đầu đổ ra ngoài, tìm mọi cách để giành giật lấy mọi thứ có thể cho vào mồm. Có lẽ không lời nào có thể tả hết được thảm cảnh đó.

Lúc cao điểm, ở các con đường, người chết lẫn người sống nằm la liệt, hoặc không thì bò lê bò lết, đói quá không ai còn sức đứng dậy nổi. Rất nhiều trẻ con nằm chết, bởi bố mẹ sinh ra không nuôi nổi đành bế ra đường bỏ.

Một cụ già ở xã Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình) kể rằng, ông nhớ mãi hình ảnh 2 mẹ con nằm ngay bên vệ đường trong lần ông đi mua rượu cho địa chủ, mẹ chết trước, con ánh mắt đờ đẫn cứ nằm trên bụng mẹ bú vào cặp vú, là mẩu da nhỏ dính trên bộ ngực toàn xương xẩu.

Cây số 3 trên đường từ Thái Bình đi Hà Nội, nay là một khu vực sầm uất, hàng quán san sát, chỉ có một cột mốc cũ kỹ bên vệ đường. Thời nạn đói xảy ra, ở đó đã từng có hàng vạn người đói rách quằn quại tụ tập ở đây với hy vọng có thể tìm được một con đường sống.https://www.youtube.com/embed/DpE0zAVRhkc

Phim tài liệu: Phim Tài Liệu Nạn đói năm 1945 và sự thật lịch sử (kỳ 1)

Phim tài liệu: Phim Tài Liệu Nạn đói năm 1945 và sự thật lịch sử (kỳ 2)

tổng kết nạn đói năm 1945
tổng kết nạn đói năm 1945

Tại sao gọi Thái Bình là dân tay bị tay gậy

Cây số 3 trong nạn đói Ất Dậu 1945.

Câu chuyện được nhà sử học Đặng Đình Hùng ghi chép: Có người đàn ông đi làm thuê, bốc vác, ông có mang theo mấy củ khoai cùng với nắm cơm.

Gọi là cơm nhưng thực ra là cám trộn với một ít gạo, một ít rau, trấu… làm lương thực ăn dọc đường. Lúc về qua địa phận đó, xung quanh là những con người nằm im bất động, sống hay chết cũng không biết. Mệt quá nên ông đành ngồi lại nghỉ ngơi, vừa mới móc tý lương thực ít ỏi ra thì bất thần những thây ma ngóc đầu dậy, rồi xúm vào vồ lấy nắm cơm.

Có một người giật được, cho ngay vào mồm, nhưng chưa kịp nuốt thì đã bị những kẻ khác dùng tay bóp nghẹt cổ họng, thè cả lưỡi và rơi miếng cơm ra. Cả nhóm lại nhảy vào xâu xé cái miếng cơm ít ỏi đó…

Bảo tàng tỉnh Thái Bình trông thật khang trang, bề thế. Cạnh đó là những công trình, nhà cửa san sát, những dấu tích cũ cũng đã biến mất. Nhưng cách đây gần 70 năm, đó là một cửa hàng nhỏ do những thân hào, nghĩa sỹ yêu nước đứng ra thành lập.

Họ vận động những nhà giàu có trong vùng quyên góp để cứu đói. Nơi đây, các nghĩa sĩ đã nấu cháo phát chẩn. Dù lượng cháo quá ít ỏi nhưng đó là niềm hy vọng sống nhỏ nhoi của hàng vạn con người đang lay lắt từng ngày. Mỗi người được một bát nhỏ, toàn nước cháo loãng, có tý gọi là chất gạo. Nhưng ai nhận được cháo phát chẩn mà ăn ngay tại chỗ thì còn được vào người, được an toàn, chứ chỉ cần bê tô cháo quay ra ngoài, ra khỏi hàng là y như rằng bị cướp.

Thậm chí, lúc giằng co bát cháo rơi xuống, có người ngay tức khắc nằm ra để hứng, không hứng được, họ cào cả lớp đất vừa ngấm tý nước gạo cho ngay vào mồm. Có người rách lưỡi, rách họng vì nuốt vội cả mảnh bát vỡ. Vể sau, người ta gọi địa điểm đó là Nhà máy cháo, ký ức về một thời đau thương của dân tộc.

Bài viết: http://news.zing.vn/Nan-doi-o-Thai-Binh-Bop-co-moi-thuc-an-tu-mieng-nguoi-khac-post452724.html

Địa điểm du lịch Thái Bình

Ấn tượng bãi biển Thụy Hải, Thái Bình

bãi biển thụy hải
bãi biển thụy hải

Bãi biển Thụy Hải (Thái Thụy, Thái Bình) nằm cạnh cửa sông Diêm Hộ, một nhánh sông nhỏ của sông Hồng với đặc trưng là bãi cát bồi màu nâu, có độ phẳng và trải rộng như một tấm gương soi khổng lồ phản chiếu cảnh vật. Thời gian gần đây, bãi biển Thụy Hải nổi lên như một điểm du lịch mới lạ, độc đáo, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, có nhiều bức ảnh đẹp được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Để được chiêm ngưỡng và trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên đẹp của bãi biển, trước khi du khách có ý định về với biển Thụy Hải cần theo dõi dự báo thời tiết và tra cứu lịch do địa phương cung cấp, hoặc lịch thủy triều Hòn Dáu, ngày đi được là ngày có mực nước thấp (theo lịch thủy triều Hòn Dáu) từ 1,2 mét trở xuống, còn nếu thời tiết không thuận lợi thì du khách không nên khởi hành.

Du khách nên sắp xếp thời gian di chuyển cho phù hợp để khoảng 04 giờ sáng có mặt tại đê biển 8 và bắt đầu xuất phát ra bãi biển, đi qua rừng ngập mặn theo đường dân sinh khoảng trên 03 km thì đến bãi. Đường qua rừng ngập mặn có bề mặt bùn trơn trượt và nhiều khi cần lội nước, du khách nên chuẩn bị sẵn 1 đôi ủng, giày nhựa hoặc đi tất dày. Đồng thời, do đây là điểm tham quan du lịch mới, chưa có đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ, nên du khách cần chủ động chuẩn bị các điều kiện sinh hoạt như: đồ ăn, nước uống, ủng, giày nhựa, tất chân, dầu gió, máy chụp ảnh, ghế ngồi… và các vật dụng cần thiết khác.

du lịch thái bình bãi biển thái thụy
du lịch thái bình bãi biển thái thụy

Vùng Quê Lúa Thái Bình Đẹp Miên Man Như Thế Đấy!

Thái Bình được mọi người gọi với cái tên thân thương là ” quê lúa“. Qua bao năm tháng, vùng quê lúa Thái Bình vẫn cứ vẹn nguyên vẻ đẹp của riêng mình, mang những nét đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ nơi nào. Quê lúa nơi đây đẹp miên man trong những buổi sớm mai, mang vẻ đẹp mộc mạc và yên bình biết nhường nào! Cứ thế luôn khiến bao người bâng khuâng những nỗi niềm, trào dâng những dòng chảy cảm xúc khó tả mỗi khi đến thăm nơi đây.

lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp - trâu trên cánh đồng lúa
lúa thái bình – cảnh đẹp – lúa thái bình – cảnh đẹp – trâu trên cánh đồng lúa
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp
lúa thái bình - cảnh đẹp
lúa thái bình – cảnh đẹp

Như chúng ta được biết, Thái Bình là một tỉnh ven biển phía Bắc, được bao bọc bởi 3 dòng sông lớn gồm sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa cùng với những dòng sông nhỏ đan xen dày đặc len lỏi qua khắp các huyện xã. Chính điều đó đã làm cho Thái Bình trở thành một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, quanh năm luôn được phù sa bồi đắp. Nếu có dịp về thăm mảnh đất này chắc hẳn bạn sẽ ngẩn ngơ trước những cánh đồng mênh mông bát ngát, đắm say trong không gian đặc trưng của vùng quê lúa nông thôn.

Qua bao năm tháng, vùng quê lúa Thái Bình vẫn cứ vẹn nguyên vẻ đẹp của riêng mình, mang những nét đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ nơi nào. Quê lúa nơi đây đẹp miên man trong những buổi sớm mai, mang vẻ đẹp mộc mạc và yên bình biết nhường nào! Cứ thế luôn khiến bao người bâng khuâng những nỗi niềm, trào dâng những dòng chảy cảm xúc khó tả.

Thái Bình là một tỉnh ven biển phía Bắc đất Việt và được bao bọc bởi 3 dòng sông lớn gồm sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa cùng với những dòng sông nhỏ đan xen dày đặc len lỏi qua khắp các huyện xã. Chính vì thế, Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, quanh năm luôn được phù sa bồi đắp. Nếu có dịp về thăm mảnh đất này chắc hẳn bạn sẽ ngẩn ngơ trước những cánh đồng mênh mông bát ngát, đắm say trong không gian đặc trưng của vùng quê lúa nông thôn.

Không chỉ là cái nôi của hát Chèo, Thái Bình còn tự hào là mảnh đất có phong phú về hệ thống đền, chùa cùng những món ăn mang đậm chất địa phương vô cùng độc đáo.

https://youtube.com/watch?v=vd9jfZcZ4rU%3Ffeature%3Doembed

Là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, Thái Bình có một mặt giáp biển và 3 mặt còn lại được bao bọc bởi 3 con sông lớn: sông Hóa, sông Luộc và sông Hồng. Vì vậy, Thái Bình được thiên nhiên ưu đãi những bãi biển đẹp, những cánh đồng thẳng tắp, cây cối tươi tốt, xanh mướt một màu. Không chỉ là cái nôi của hát Chèo, Thái Bình còn tự hào là mảnh đất có phong phú về hệ thống đền, chùa cùng những món ăn mang đậm chất địa phương vô cùng độc đáo. Trải nghiệm về Thái Bình, du khách hẳn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đất và tình người của miền quê, được coi là vựa lúa của đồng bằng sông Hồng này.


Mê mệt ẩm thực Thái Bình

Nhắc đến các món bánh Thái Bình có rất nhiều món nổi tiếng, đầu tiên phải kể đến là bánh Cáy làng Nguyễn, bánh giò, nào bánh gái, bánh nghệ….. mỗi món bánh đều có hương vị riêng nhưng có đặc điểm chung là được làm từ gạo nếp – một đặc sản của Thái Bình. Chúng ta còn có gỏi nhệch đặc sản của biển , nem chạo Vị Thủy thơm ngon,  món cánh cá Quỳnh Côi nổi tiếng…. Tất cả những món ăn đều được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, chúng kết hợp hoàn hảo với nhau tạo nên ẩm thực quê hương Thái Bình thơm ngon, giản dị.

Bánh cáy làng Nguyễn

bánh cáy thái bình
bánh cáy thái bình

Bánh cáy từ lâu đã được xem là thức quà quê dân dã được yêu thích nổi tiếng của Thái Bình.

Tên gọi của bánh bắt nguồn từ hạt nếp cái hoa vàng đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (có màu vàng giống trứng con cáy nên bánh có tên gọi là bánh cáy). Vùng Thái Bình có nhiều nơi làm bánh cáy nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là loại bánh có xuất xứ từ làng Nguyễn, thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Do đó thương hiệu chiếc bánh cáy làng Nguyễn cũng được dành để gọi chung cho bánh cáy Thái Bình. Chiếc bánh cáy có độ ngọt vừa phải, thơm mùi lạc, vừng rang, ngậy vị của mứt bí, độ béo của xôi, dừa và vị cay cay của gừng… cắn một miếng cứ như bao nhiêu hương vị của cỏ nội đồng quê được hòa vào trong miếng bánh vậy.

Bánh gai Đại Đồng

bánh gai đặc sản ẩm thực thái bình
bánh gai đặc sản ẩm thực thái bình

Bánh gai Đại đồng là một món ăn mang đăc trưng của người Thái Bình và có giá trị trong văn hóa và tập tục thờ cúng của người thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Xưa kia người thôn Đại Đồng chỉ làm bánh gai khi có dịp giỗ kị hay dâng lên gia tiên vào ngày lễ, Tết, nhưng bây giờ chiếc bánh gai không những được người thôn Đại Đồng và tỉnh Thái Bình yêu quý mà nhiều thực khách khi đến đây cũng rất thích món này, cũng từ đó mà người thôn Đại Đồng làm bánh thường xuyên hơn, vừa như việc duy trì món ăn truyền thống lại như một nghề để người dân nơi đây có thêm thu nhập. Nếu đến Đại Đồng, Thái Bình bạn nhớ thưởng thức món bánh này và mua về làm quà cho mọi người nhé!

Canh cá Quỳnh Côi

canh cá quỳnh côi
canh cá quỳnh côi

Người Quỳnh Côi Thái Bình luôn tự hào về món ăn dân dã được lòng du khách gần xa của mình đó chính là món canh cá, nhưng chẳng hiểu có bí quyết gì mà người Quỳnh Côi thì xem như món ăn nhẹ hay thi thoảng có thể ăn no thay bữa chính, còn người dân từ những nơi khác và thực khách du lịch thì lại bị cuốn hút mỗi lần về với Thái Bình. Món canh cá Quỳnh Côi nổi tiếng bởi sự đơn giản không cần nhiều nguyên liệu cầu kỳ nhưng vẫn tạo hương vị riêng biệt, chính điều này đã làm nên cái tên “Canh cá Quỳnh Côi” bao đời nay và là niềm tự hào của người dân Thái Bình

Bún bung hoa chuối

bún bung hoa chuối
bún bung hoa chuối

Bún bung hay còn gọi bún hoa chuối là món ăn quen mà lạ của người dân Thái Bình. Bún bung Thái Bình là sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu khác nhau như chân giò, mọc, hoa chuối, lá xương sông… Đúng như cái tên thì hoa chuối là nguyên liệu không thể thiếu làm nên hương vị đặc biệt của món ăn này, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị chán chát của hoa chuối, ngọt ngọt của lá xương sông, ngậy ngậy của chân giò,… tất cả cùng hòa quyện tạo thành món ăn gây thương nhớ với tất cả những ai đã một lần được nếm thử.

Nem chạo Vị Thuỷ

nem chạo đặc sản thái bình
nem chạo đặc sản thái bình

Nem chạo Vị Thủy là món ăn nổi tiếng của làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Món nen chạo thường được sử dụng trong các buổi quan trọng như đám ki, giỗ chạp, lễ Tết,…

Đây là một trong những món ngon đặc trưng chỉ riêng có ở nơi đây mà không một nơi nào có được. Món nem được làm từ thịt xương sống của heo băm nhuyễn, trộn với da lợn luộc chín, theo tỉ lệ 2,5 thịt xương bằm/1phần da, rồi thêm thính, gia vị, đặc biệt là phải cho tỏi thật nhiều để tránh món nem sống không bị hỏng, vi khuẩn ăn vào sẽ đau bụng. Vị ngọt của thịt sống, ngọt và giòn của xương, bùi bùi của tuỷ, béo của mỡ và dai dai của bì cùng với các loại gia vị chua cay mặn ngọt, nổi vị thơm của tỏi, chanh tươi, nước mắm, thính, và lá chanh,… tất cả đều tạo nên độ tuyệt hảo và tỉ mẩn từ món ăn có một không hai này.

Nộm sứa Thái Thụy

nộm sữa đặc sản ẩm thực thái bình
nộm sữa đặc sản ẩm thực thái bình

Người dân Thái Thụy, Thái Bình, có câu nói: “Khách tới Thái Thụy quên thưởng thức nộm sứa coi như chưa đến đây”. Món nộm nức tiếng này được làm từ sứa, nước mắm cốt, lạc rang, rau thơm… Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, ngậy, vị đậm đà, thơm của các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau. Nói thế mới biết nếu mà một lần đến Thái Bình nhất định phải ghé qua Thái Thụy ăn món nộm sứa này nha!

Gỏi nhệch

nhệch đặc sản ẩm thực thái bình
nhệch đặc sản ẩm thực thái bình

Gỏi là gỏi nhệch bởi đây món ăn được được làm từ nguyên liệu chính là cá nhệch. Cá nhệch sau khi làm sạch, thái lát sẽ được trộn thính. Da cá được chiên giòn. Xương cá băm nhuyễn và nấu thành chẻo. Khi ăn, bạn sẽ cuộn gỏi, da cá chiên, rau thơm trong lá sung rồi chấm với nước chẻo. Món ăn là sự hòa quyện giữa vị ngọt của thịt cá, béo ngậy của da cá chiên, thơm của thính và cay nồng của chẻo, khiến người ăn khó lòng quên được.

Giới thiệu.

Dịch vụ chuyển hàng hóa (qua đường bộ) – Sài Gòn – An Sương – Thái Bình

Dịch vụ chuyển hàng hóa (qua đường bộ) – giá rẻ, uy tín

Sài Gòn – Thái Bình

Tp.HCM – Thái Bình

TP.Hồ Chí Minh – Thái Bình

vận chuyển gửi hàng từ thái bình đi Sài Gòn
vận chuyển gửi hàng từ thái bình đi Sài Gòn
sài gòn thái bình
sài gòn thái bình
gửi hàng tư thái bình đi thành phố hồ chí minh
gửi hàng tư thái bình đi thành phố hồ chí minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *