Ý nghĩa của Hà Nội là gì?
Hà Nội còn có tên gọi khác là gì?
Số Hà Nội là gì?
Thăng Long nghĩa là gì?

Tên gọi Hà Nội có từ năm nào?
Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ năm 1010 khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về vùng đất này [lúc ấy còn mang tên thành Đại La – Quang Nguyễn] và đặt tên là Thăng Long (nghĩa là Rồng bay lên). Tuy nhiên, trước đó, nơi đây đã là đất đặt cơ sở trấn trị của nhà Tùy (581-618), nhà Đường (618-907) thời Bắc thuộc.

Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Baogiaothong
Sau khi trải qua khá nhiều tên gọi như Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, ..., vào năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) , vị vua nhà Nguyễn này đã tiến hành đợt cải cách hành chính lớn trên toàn quốc, xoá bỏ Bắc Thành tổng trấn [vốn được nhà Tây Sơn đặt tên trước đó - Quang Nguyễn] với 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ở miền Bắc; đồng thời lập ra 15 tỉnh trực thuộc Trung ương. Lúc đó, Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ họp thành tỉnh Hà Nội.
Như vậy, tên gọi Hà Nội bắt đầu có từ năm 1831.
Hà Nội lúc mới thành lập có bao nhiêu phủ, huyện?
Tỉnh Hà Nội lúc mới thành lập vào năm 1831 có 4 phủ gồm:
• Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm;
• Phủ Thường Tín gồm 3 huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên;
• Phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện Sơn Minh (nay là Ứng Hoà), Hoài An (nay là phía nam Ứng Hoà và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ), Thanh Oai;
• Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân và Kim Bảng), Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục.
Lý do vua Minh Mạng đổi tên Thăng Long thành Hà Nội?
Có thể lý giải việc vua Minh Mạng quyết định đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vì hai lý do:
1. Thăng Long nghĩa là rồng (long) mà rồng lại là biểu tượng độc quyền của vua trong khi vua lại không còn ở đó nữa thì chẳng có lý do gì vùng đất ấy được giữ tên Rồng! [Chúng ta đều biết nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) - Quang Nguyễn]
2. Vua Minh Mạng muốn xóa cái tên ấy hầu muốn dân đừng nhớ tới kinh đô của các triều đại trước, nhất là vua vừa lên ngôi được một hai năm, giặc giã đã nổi lên khá nhiều ở miền Bắc.
Hà Nội có nghĩa là gì? Ý nghĩa tên gọi Hà Nội
Tên gọi Hà Nội lâu nay vẫn có những tranh cãi nhất định trong giới nghiên cứu văn hóa – lịch sử. Tựu trung lại, có hai ý kiến lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Hà Nội như sau:
• Hà Nội có nghĩa là vùng đất trong sông [Hà = sông, Nội = trong). Những người theo quan điểm này lý giải rằng trong thực tế, Hà Nội trên đại thể nằm kẹp giữa 3 con sông Hồng, sông Nhuệ và sông Đáy(1).
Về ý kiến này, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn (cũng là người dẫn chương trình nổi tiếng ở hải ngoại) đã có những lập luận phản biện như sau:
“ (..) theo cách dụng ngữ thông thường thì chúng ta chỉ hay nói “trong nhà, trong vườn, trong thành, trong lồng…” chứ chưa bao giờ nghe nói “trong sông” bởi nó rất tối nghĩa trong tiếng Việt. Khi chúng ta nghe “Đại Nội, Thành Nội hay Quốc Nội” chúng ta hình dung ngay ở bên trong một khuôn viên nào đó. Trong thành (thành nội), trong nước (quốc nội), tiếng Việt rất rõ ràng, ai nghe cũng hiểu ngay. Còn “trong sông” thì tiếng Việt nghe lạ tai quá, có thể nói là vụng về nữa! Một vùng đất nằm ở giữa hai con sông chúng ta cũng không gọi vùng đất ấy là “trong sông”!
Nói đến sông thì thường chỉ nhắc đến hữu ngạn hay tả ngạn, hoặc bên này sông, bên kia sông mà thôi. Chẳng hạn sách Dân Tôi Nước Tôi ghi: “Hà Nội nằm ở hữu ngạn sông Hồng.” Hoặc Tự Điển Hán Việt của Nguyễn Lân ghi: “Hà Nội là tỉnh nằm cạnh sông Hồng.” Đơn giản và minh bạch!
Vua Minh Mạng vốn là một vị vua thông minh vào bậc nhất của nhà Nguyễn, từng sáng tác 5 tập thơ và 2 tập văn xuôi. Người hay chữ như thế mà nhìn một thành phố nằm giữa hai con sông, vua dùng chữ “nội” thì thật là khó tin!
Tất nhiên cũng có những trường hợp một vùng lãnh thổ được chia làm hai và người ta dùng chữ Nội và Ngoại để dễ phân biệt. Thí dụ Nội Mông, Ngoại Mông của Trung Hoa, hay ở Việt Nam khi nói đến xứ Thanh, chúng ta cũng nhắc đến Thanh nội hay Thanh ngoại. Nguyễn Tuân viết trong Vang Bóng Một Thời: “Cai Xanh là một tay chơi nổi tiếng ở mấy vùng Thanh nội và Thanh ngoại”. Trong phạm vi nhỏ hơn, có những ngôi làng, thí dụ làng Vĩnh An, được chia đôi bằng một con đường lớn, một nửa đông dân cư, thành hình lâu đời, được gọi là Vĩnh An nội. Nửa bên kia mới nới rộng, ít dân cư mà lại gần cánh đồng làng, người ta gọi là Vĩnh An ngoại.
Nhưng cần lưu ý là tất cả những trường hợp này, hễ có Nội thì phải có Ngoại hoặc ngược lại, chứ không bao giờ chữ Nội hay Ngoại đứng một mình! Nghĩa là nếu cứ theo cách đặt tên kiểu này thì hễ có Hà Nội tất phải có Hà Ngoại mới hợp lý.”

Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ảnh: P. Couadon
• Hà Nội là một địa danh lấy từ bên Trung Quốc. Trong cuốn Hà Nội Nghìn Xưa, hai tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán viết: “Thăng Long là một cái tên độc đáo và sáng tạo vì không lấy chữ có sẵn trong sách và khối địa danh có sẵn ở phương Bắc (tức Trung Hoa) như người ta vẫn làm trước đó và sau này, như trường hợp cái tên Hà Nội.”
Vậy địa danh Hà Nội cụ thể ở bên Tàu là ở đâu? Trong cuốn Trung văn đại từ điển (中文大辞典) tập 19 phát hành tại Đài Bắc năm 1967 cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc sông Hoàng Hà (Trung Quốc).
Tên Hà Nội cũng được ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên (Hạng Vũ kỷ), kèm lời chú giải như sau: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”.
Ngoài ra, sách Mạnh Tử(2) (孟子) trong thiên Lương Huệ Vương (梁惠王) cũng có ghi về địa danh này như sau: “Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội” (河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內 - tạm dịch: Hà Nội bị tai họa thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội).
Chuyện vay mượn của Tàu thời xưa là điều rất bình thường khi văn hóa Trung Hoa còn ảnh hưởng rất nặng nề trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, bởi ngày xưa Trung Hoa được cha ông ta coi là thiên triều, cái gì của Trung Hoa cũng hay cũng đẹp.
Cho nên việc lấy tên Hà Nội từ Trung Hoa đem vào nước ta không phải là một cái gì mới mẻ. Huống chi vua Minh Mạng lại là người rất quý trọng thiên triều Trung Hoa. Từ Huế, vua ra Thăng Long nhận lễ phong vương của nhà Thanh, được vua chỉ thị tổ chức cực kỳ trọng thể năm 1821. Vua đem theo đoàn tùy tùng gồm hoàng thân, bá quan và quân lính tổng cộng 6,936 người! Sứ nhà Thanh đâu có đòi hỏi như thế! Đây chính là ý vua tự nguyện, thù tiếp sứ nhà Thanh vô cùng chu đáo suốt 33 ngày đêm! Một người say mê Trung Hoa như vậy thì có mượn một địa danh Trung Hoa đem về dùng ở nước ta cũng là chuyện không ngạc nhiên.
Mặt khác, Minh Mạng có thể đã rất khôn khéo khi chọn tên gọi Hà Nội để thay tên gọi Thăng Long, vì dù chỉ là một cái tên hết sức bình thường nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa” [như trong Sử Ký Tư Mã Thiên đã viết - Quang Nguyễn] để đối phó với những điều dị nghị đối với triều Nguyễn của các sĩ phu Bắc Hà lúc bấy giờ - những người vốn vẫn còn cảm tình với nhà Lê.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa tên gọi Hà Nội, Hà Nội nghĩa là gì, tên gọi Hà Nội có từ năm nào. Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc xem thêm những bài viết thú vị khác trên Atabook.com
Chú thích
(1) Thực tế Hà Nội có 9 dòng sông lớn nhỏ chảy quanh: Sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Tích. Tuy vậy, sông Hồng là con sông chính của Hà Nội, nó chảy dài suốt chiều dài Hà Nội với hai phụ lưu đổ nước vào như sông Đà, sông Lô, Hà Nội nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Những con sông còn lại lấy nước từ sông Hồng chảy dọc theo hướng Bắc Nam, cuối dòng lại chảy vào sông Hồng.
(2) Mạnh Tử (372 Tr.CN - 289 Tr.CN) tên là Mạnh Kha, tự Tử Dư. Ông được coi là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Mạnh Tử đã phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ tính bản thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Tham khảo và trích dẫn
• Culturemagazin.com ►Truy nguồn gốc tên Hà Nội - Nguyễn Ngọc Ngạn
• Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán - Hà Nội nghìn xưa - NXB Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2004
• Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long, NXB Văn hoá - Thông tin và Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2007
• Tư Mã Thiên - Sử ký
Nguồn:http://www.atabook.com/nguon-goc-tu-ngu/ha-noi-nghia-la-gi
- Ý nghĩa của Hà Nội là gì?
- Hà Nội còn có tên gọi khác là gì?
- Số Hà Nội là gì?
- Thăng Long nghĩa là gì?
- Tên gọi Hà Nội có từ năm nào?
- Hà Nội lúc mới thành lập có bao nhiêu phủ, huyện?
- Lý do vua Minh Mạng đổi tên Thăng Long thành Hà Nội?
- Hà Nội có nghĩa là gì? Ý nghĩa tên gọi Hà Nội
- Những địa điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn nhất không thể bỏ qua
- 1. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác
- 2. Hồ Gươm
- 3. Phố cổ Hà Nội – địa điểm du lịch hấp dẫn
- 4. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- 5. Nhà thờ lớn Hà Nội
- 6. Chùa Trấn Quốc
- 7. Hồ Tây – điểm du lịch Hà Nội thú vị
- 8. Nhà hát lớn Hà Nội
- 9. Nhà tù Hỏa Lò
- 10. Hoàng thành Thăng Long
- 11. Cột cờ Hà Nội
- 12. Chùa Một Cột
- 13. Cầu Long Biên
- 14. Ga Hà Nội
- 15. Chợ Đồng Xuân – địa điểm tham quan ở Hà Nội không thể bỏ qua
- 16. Sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình
- 17. Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô
- 18. Nhà khách chính phủ
- 19. Đền Quán Thánh
- 20. Tháp nước Hàng Đậu
- 21. Nhà thờ Hàm Long
- 22. Công viên Lê Nin
- 23. Con đường gốm sứ
- Cảnh đẹp Hà Nội ở ngoại thành
- Top 30 món ngon Hà Nội nhất định phải thưởng thức
- Bún chả – Món ngon Hà Nội nức tiếng
- Chả cá Lã Vọng Hà Nội – Món ngon Hà Nội
- Phở Bò Hà Nội
- Phở trộn Hà Nội
- Bánh mì – Món ngon Hà Nội gọn nhẹ
- Phở cuốn Hà Nội
- Bánh tôm Hồ Tây
- Bánh Bò bía ngọt
- Lẩu Hà Nội các loại
- Bánh cuốn – Món ngon Hà Nội cuốn hút
- Cháo sườn – Món ngon Hà Nội giá bình dân
- Xiên que Hà Nội
- Bánh tráng nướng Hà Nội
- Bánh tráng cuốn Hà Nội
- Bánh tráng trộn – Món ngon Hà Nội dành cho sinh viên
- Bún đậu mắm tôm Hà Nội
- Bánh đa cua Hà Nội
- Xôi – Món ngon Hà Nội cho bữa sáng
- Cốm – Món ngon Hà Nội vào mùa thu
- Nem chua rán
- Cà phê trứng – Món ngon Hà Nội dành cho buổi chiều “chill chill”
- Kem Tràng Tiền Hà Nội
- Chè Bưởi Hà Nội
- Chè Thái sầu
- Ngan cháy tỏi hà nội
- Bánh Gối Hà Nội
- Tào Phớ Hà Nội
- Cơm tấm Hà Nội
- Mì Vằn Thắn
- Ô mai Hà Nội
Những địa điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn nhất không thể bỏ qua
1. Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác
Nếu đã đặt chân tới mảnh đất ngàn năm văn hiến thì Lăng Bác – Quảng trường Ba Đình là địa điểm du lịch ở Hà Nội mà các bạn không thể bỏ qua. Nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh,…
Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ kính yêu. Bên ngoài lăng là những hàng tre xanh bát ngát. Lăng chủ tích mở cửa vào sáng thứ 3,4,5,7 và chủ nhật. Khi vào viếng lăng Bác, bạn chú ý ăn mặc chỉnh tề, không đem theo các thiết bị điện tử ghi hành và giữ trật tự trong lăng.

Lăng Bác. Ảnh: ST
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.

Những đoàn người trật tự nối đuôi nhau vào viếng Lăng Bác. Ảnh: ST
Bạn có thể tham khảo một số khách sạn gần Lăng Bác để tiện cho việc tham quan cũng như đi chơi của mình như:
2. Hồ Gươm
Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm là một trong những nơi nên đến ở Hà Nội khi du lịch thủ đô. Nằm ở giữa trung tâm, Hồ Gươm được ví như trái tim của thành phố ngàn năm tuổi này.. Mặt hồ như tấm gương lớn soi bóng những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.

Buổi sáng những người dân Hà Nội thường đến Hồ Gươm để tập thể dục như một nét văn hoá riêng đặc trưng của Thủ đô. Ảnh: Đinh Tuấn Văn
Một trải nghiệm thú vị dành cho khách du lịch là đi bộ một vòng hồ, bạn sẽ được thấy một Hà Nội cổ kính nhưng vẫn đầy hiện đại hiện lên thật rõ ràng. Bên cạnh hồ là những công trình kiến trúc như tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn, đền vua Lê Thái Tổ, tháp Hoà Phong,…

Chụp cùng tháp Rùa – biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Ảnh: @thutraafn
3. Phố cổ Hà Nội – địa điểm du lịch hấp dẫn
Muốn tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa và con người Tràng An thì bạn đừng bỏ qua phố cổ – một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội đầy thú vị và hấp dẫn với du khách. Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và phía Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, là nơi tập trung đông dân cư sinh sống có 36 phố phường. Mỗi con phố ở đây chủ yếu tập trung bán một loại mặt hàng nhất định.

Nét đẹp phố cổ. Ảnh: @huongly_hanvy

Góc phố hàng Mã mỗi dịp Noel về. Ảnh: @byy54
Lang thang ở khu phố và thưởng thức ẩm thực phố cổ như phở Bát Đàn, chả cá Lã Vọng, bún chả hàng Mành, mì vằn thắn Đinh Liệt, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng,…sẽ khiến chuyến đi của bạn đáng nhớ hơn rất nhiều!

Bún chả phố cổ thơm ngon nức tiếng. Ảnh: @miusfoodmaps

Lòng rán phố cổ – món ăn dành cho cú đêm Hà Nội. Ảnh: ST
4. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Nếu kể tên các địa điểm du lịch Hà Nội bậc nhất xưa và nay có lẽ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá hàng đầu và là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Văn Miếu quốc tử giám là điểm đến của nhiều học sinh, sinh viên mỗi kỳ thi quan trọng để cầu may mắn. Ảnh: @baoduy.pn

Kiến trúc cổ kính đưa ta về những hoài niệm xưa của đất nước. Ảnh: @momostagramz
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Một góc hồ trong Văn miếu. Ảnh: @pphanhuong
5. Nhà thờ lớn Hà Nội
Nằm ở 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, Nhà thờ lớn là một trong những điểm đến thú vị ở Hà Nội, nơi lui tới không chỉ của các tín đồ theo đạo mà còn là địa điểm quen thuộc của giới trẻ, khách du lịch tứ phương. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu với bức tường xây cao, có mái vòm và nhiều cửa sổ.

Nhà thớ lớn – niềm tự hào của Hà Nội. Ảnh: @kogmeng
Bên trong nhà thờ, khu cung thánh chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng kết hợp với hệ thống tranh Thánh bằng kính màu. Cảm giác như được đứng trong một lâu đài cổ kính cùng điệu nhạc cổ điển, chắc hẳn bạn đang rất muốn thử phải không.

Trà chanh nhà thờ là thói quen của giới trẻ Hà Nội. Ảnh: @ntthuyy
6. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Chùa Trấn Quốc uy nghiêm nổi bật giữa lòng Hà Nội. Ảnh: ST
Đầu năm 2017, chùa Trấn Quốc được lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Hãy ghé thăm chùa Trấn Quốc, đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên trước không gian tĩnh lặng, vẻ đẹp nên thơ của “đóa sen” nổi trên mặt nước hồ Tây.

Không gian chùa yên tĩnh và bình yên. Ảnh: @linhzy

Nhớ mặc đồ lịch sự và kín đáo khi ghé thăm chùa nhé. Ảnh: @leekhsnap_official
7. Hồ Tây – điểm du lịch Hà Nội thú vị
Hồ Tây một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, đây được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”. Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị, mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, rồi những bồn hoa , thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây.

Hoàng hôn trên Hồ Tây đẹp đến nao lòng. Ảnh: @mrsmile201296
Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước. Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kì diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày- khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật,cùng cái mờ ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kì huyền ảo, lãng mạn.

Mùa thu trên Hồ Tây. Ảnh: @kieutrang___
Dọc đường Hồ Tây cũng có rất nhiều hàng quán ăn vặt ngon, rất thích hợp cho chuyến dạo mát bờ hồ của bạn cùng hội cạ cứng. Đặc biệt là khách du lịch lần đầu đến Hà Nội càng nên thưởng thức các món ăn như bánh rán mặn, phở cuốn, lòng nướng vv..

Bánh rán Tây Hồ ăn cùng đồ chua lạ mà ngon. Ảnh: @foodlifewtitt
8. Nhà hát lớn Hà Nội
Nằm ở số 1 Tràng Tiền, Nhà hát lớn là một trong các địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội mang nhiều dấu ấn lịch sử. Đây là địa điểm tổ chức những chương trình nghệ thuật lớn của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt vời của Nhà hát Lớn hay mua vé vào xem một trong những chương trình biểu diễn thường xuyên được tổ chức để có thể tận mắt thấy được hết nội thất tráng lệ của nhà hát.

Nhà hát lớn Hà Nội là nơi tổ chức các chương trình ca nhạc lớn của cả nước. Ảnh: @ptrang.nguyen

Nhà hát Hà Nội mang nét đẹp cổ kính nơi thủ đô. Ảnh: @___by__theheroine___
9. Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1896 với tên gọi “Maison Central”, là nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng chống lại chế độ thực dân. Đây là một trong những công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương khi đó. Sau ngày giải phóng thủ đô, nhà tù được đặt dưới quyền của chính quyền cách mạng. Từ năm 1963 đến 1975, nơi đây còn được sử dụng để làm nơi giam giữ những phi công Mỹ bị quân đội Việt Nam bắn rơi trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Nhà tù Hỏa Lò địa điểm tham quan ở Hà Nội nổi tiếng (ảnh sưu tầm)
Ngày nay nhà tù Hỏa Lò trở thành di tích lịch sử đặc biệt với nhiều tư liệu quý giá được trưng bày và giữ gìn cẩn thận, thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước tới tham quan mỗi năm.

Tìm hiểu về lịch sử đáng tự hào của đất nước tại nhà tù hoả lò. Ảnh: ST
10. Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với sự phát triển của Thăng Long – Hà Nội, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Đây cũng là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Việt Nam. Đến Hoàng thành Thăng Long du khách có thể tham quan những địa điểm nổi bật như khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Bắc Môn (thành Cửa Bắc)…

Hoàng thành Thăng Long khu di tích lịch sử của Hà Nội (ảnh sưu tầm)

Bình minh trên hoàng thành. Ảnh: @dattaynhaukhapthegian

Bên trong Hoàng thành. Ảnh:@duonq_que0202
11. Cột cờ Hà Nội
Kỳ đài Hà Nội hay còn được nhiều biết tới hơn với tên gọi Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Được đánh giá là công trình nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, Cột Cờ chính là điểm tham quan du lịch ở Hà Nội mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử của đất Hà Thành.

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng lịch sử quân đội của Thủ đô

Máy bay chiến đấu ở Liên Xô hiện vẫn đang được trưng bày tại Cột cờ Hà Nội. Ảnh: ST
12. Chùa Một Cột
Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049 dưới triều đại nhà Lý, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội bên cạnh tháp Rùa và Khuê Văn Các. Bên cạnh ý nghĩa về tâm linh thì chùa Một Cột là công trình kiến trúc độc đáo có tính thẩm mỹ cao, được thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc, hội họa… phản ánh giá trị văn hóa cổ xưa cũng như mang đậm tính dân tộc.

Chùa Một Cột với lối kiến trúc độc đáo. Ảnh: @welpipi
13. Cầu Long Biên
Nhắc đến những địa điểm du lịch Hà Nội thì không thể không kể tới cầu Long Biên. Cầu được Pháp xây dựng từ năm 1898, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu Long Biên gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, được coi là biểu tượng của Hà Nội trong những năm tháng khó khăn vất vả.

Cầu Long Biên mang vẻ đẹp cổ kính. Ảnh: @phuongnt93

Những bức ảnh cực chất được chụp trên cầu Long Biên. Ảnh: @ vuongcongnamsusuboy
Những giá trị quá khứ như vẫn còn lắng đọng trong từng nhịp cầu, vì thế trong lòng nhiều người Hà Nội cầu Long Biên là một phần kí ức không thể xóa nhòa.
Bạn cũng có thể ngắm cầu Long Biên từ các quán cà phê gần đấy. Ngắm nhìn dòng người qua lại trên cầu từ một góc nhìn khác sẽ đem đến cho bạn nhiều trai nghiệm thú vị.
14. Ga Hà Nội
Ga Hà Nội có tên gọi ban đầu là ga Hàng Cỏ, được người Pháp xây dựng và khánh thành vào năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội vẫn luôn là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước cũng như của thủ đô.

Ga Hà Nội là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Ảnh: ST
Nếu bạn đến Hà Nội hãy chọn cho mình những khách sạn gần khu vực trung tâm và các khu du lịch, được trang bị đầy đủ tiện nghi và không thể thiếu các dòng nệm cao cấp như nệm foam để cho bạn giấc ngủ thật êm ái sau một ngày khám phá thủ đô nhé.
15. Chợ Đồng Xuân – địa điểm tham quan ở Hà Nội không thể bỏ qua
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất ở Hà Nội. Nơi đây bán rất nhiều mặt hàng đa dạng từ thực phẩm, may mặc cho tới đồ tiêu dùng phù hợp với nhiều sở thích cũng như các đối tượng khác nhau. Vì là chợ đầu mối, thế nên các mặt hàng ở đây cũng rẻ hơn so với những nơi khác. Đừng quên lựa chọn cho mình một vài món đồ lưu niệm khi tới đây tham quan nhé.

Chợ Đồng Xuân địa điểm tham quan mua sắm ở Hà Nội (ảnh sưu tầm)
Chợ Đồng Xuân còn là địa điểm bán rất nhiều đồ ăn ngon hấp dẫn đặc trưng của Hà Nội, nếu có dịp đến đây bạn đừng quên thưởng thức nhé!

Bánh chưng rán chợ Đồng Xuân. Ảnh: @mokhoethanoi

Một góc khác chợ Đồng Xuân. Ảnh: @_jieulizh_
16. Sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình
Sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình là sân vận động lớn thứ hai Việt Nam với sức chứa lên đến hơn 40.000 chỗ ngồi. Đây luôn là nơi được ưu tiên tổ chức các sự kiện lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại như các giải đấu bóng đá, lễ hội âm nhạc sôi động… Sân vận động Mỹ Đình cũng là nơi diễn ra những màn pháo hoa rực rỡ mỗi khi lễ tết. Ngày thường vào buổi tối đây cũng là nơi vui chơi, giải trí được nhiều người ưa thích. Lựa chọn khách sạn gần Mỹ đình để có buổi vui chơi trọn vẹn.

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình là nơi tổ chức nhiều các sự kiện, liveshow âm nhạc lớn của cả nước. Ảnh: ST
17. Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô
Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô là công trình được khởi công trên nền nhà Đấu Xảo cũ từ thời Pháp đã bị phá hủy. Tổng diện tích của cung văn hóa là 3,2 ha bao gồm 3 khôi nhà chính: nhà biểu diễn, nhà học tập, nhà kĩ thuật. Đây là công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, các hội thảo khoa học, các cuộc mít tinh hay sự kiện văn hóa lớn… Bên cạnh đó, nơi đây cũng là địa điểm vui chơi, giải trí của nhiều bạn trẻ thủ đô vào các buổi tối trong tuần.

Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô (ảnh sưu tầm)

Bên ngoài cung văn hoá. Ảnh: @raincomings
18. Nhà khách chính phủ
Nhà khách chính phủ số 12 Ngô Quyền trước kia là Phủ thống sức Bắc Kì, nơi đặt trụ sở của chính quyền Bắc Kì. Khi cách mạng tháng 8 nổ ra, lực lượng Việt Minh và nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Tòa nhà sau đó được đổi tên thành Bắc bộ phủ, đây cũng là nơi làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại trở thành nhà khách chính phủ. Năm 2005 nơi đây được chính quyền thành phố gắn biển di tích lịch sử cách mạng.

Nhà khách chính phủ di tích lịch sử của Hà Nội
19. Đền Quán Thánh
Nằm bên cạnh Hồ Tây và cửa Bắc thành Hà Nội, đây chính là địa điểm tâm linh ấn tượng nhất ở thủ đô. Đền Quán Thán là một trong “tứ trấn” của kinh thành Thăng Long xưa. Trong đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ phương Bắc. Trải qua các triều đại, đền Quán Thánh cũng được trùng tu nhiều lần song cơ bản vẫn giữ nguyên không có sự thay đổi nhiều về kiến trúc. Không chỉ góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của khu du lịch hồ Tây, đền Quán Thánh còn là di tích quý giá về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, một điểm điểm du lịch ấn tượng khi đến Hà Nội.

Đền Quán Thánh là địa điểm tâm linh nổi tiếng Hà Nội. Ảnh: @kien.tran.vo

Các đường nét trạm chổ trong đền vô cùng bắt mắt. Ảnh: @riakquinn_
20. Tháp nước Hàng Đậu
Tháp nước Hàng Đậu là công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân Hà Nội có từ thời Pháp thuộc. Công trình được xây dựng trên ngã 6 phố Hàng Đậu, Quán Thánh, Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Phan Đình Phùng. Vì tháp có kiến trúc giống như lô cốt khiến nhiều người lầm tưởng gọi, và cái tên “bốt Hàng Đậu” cũng trở nên quen thuộc từ đó đến nay.

Tháp nước hàng đậu. Ảnh: @ahmdrashidk

Tháp hàng đậu lung linh rực rỡ về đêm. Ảnh: Kênh14
21. Nhà thờ Hàm Long
Nhà thờ Hàm Long là một trong những nhà thờ lớn và đẹp nhất ở Hà Nội. Kiến trúc nhà thờ nổi bật bởi tháp chuông nằm ở trung tâm mặt đứng được trang trí giản dị và hài hòa. Đặc biệt xung quanh nhà thờ còn được trang trí bởi nhiều tượng thánh được điêu khắc vô cùng sinh động.

Ảnh: @hanhliinh___
22. Công viên Lê Nin
Nằm giữa 4 con phố lớn ở Hà Nội Trần Phú – Nguyễn Tri Phương – Hoàng Diệu – Điện Biên Phủ, công viên Lênin không chỉ là điểm nhấn trang trọng, đẹp đẽ của thủ đô yêu dấu mà còn hấp dẫn nhiều người bởi những dư âm bi tráng của dân tộc. Ngày nay công viên là nơi vui chơi, giải trí của người dân cũng như du khách tới tham quan thủ đô.

Tượng đài ở công viên Lênin (ảnh sưu tầm)

Buổi sáng tại công viên vô cùng trong lành và mát mẻ. Ảnh: @martino_quang
23. Con đường gốm sứ
Con đường gốm sứ được xây dựng năm 2008 nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch độc đáo không thể bỏ qua khi đến với thủ đô. Nơi đây đã được tổ chức kỉ lục Guiness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới.

Con đường gốm sứ cực chất tại Hà Nội. Ảnh: @cuongkhii

Những màu sắc sặc sỡ siêu xinh. Ảnh: ST

Một góc khác cũng ấn tượng không kém. Ảnh: @cuongkhii
Trên đây là những địa điểm du lịch Hà Nội mà các bạn có thể đi trong 1 ngày khi đã một lần đặt chân đến với thủ đô. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác đang đón chờ bạn khám phá. Chúc các bạn có hành trình du lịch Hà Nội thật thú vị và nhiều niềm vui.
Cảnh đẹp Hà Nội ở ngoại thành
Nếu muốn trải nghiệm những điều mới lạ hơn, Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp ở khu vực ngoại thành bạn có thể khám phá.
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm là một trong những cảnh đẹp Hà Nội nổi tiếng được nhiều người biết đến. Nằm ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40km, đây là một điểm đến du lịch hấp dẫn cho hành trình khám phá trong ngày.
Làng cổ Đường Lâm
Đến với làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ được khám phá những nét đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam. Từ kiến trúc cổng làng, đình làng đến nhà ở. Tại đây, bạn được sống với không gian văn hóa giản dị, mộc mạc, bình yên.
Du lịch làng cổ Đường Lâm thích hợp để đi trong ngày, bạn có thể trải nghiệm bằng xe máy hoặc xe đạp để len lỏi vào từng ngóc ngách ở nơi đây. Mỗi dấu chân sẽ đều cho bạn những phát hiện mới mẻ và độc đáo.
Việt phủ Thành Chương
Việt Phủ Thành Chương có địa chỉ tại Hiền Ninh, Sóc Sơn là một tổ hợp kiến trúc độc đáo của các triều đại ở nước ta như Lý, Trần, Lê. Đây là tác phẩm của họa sĩ Thành Chương.
Không chỉ tái hiện, di tích này là một sự tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của Việt Nam.
Việt phủ Thành Chương
Bát Tràng
Bát Tràng là một cái tên đã quá nổi tiếng. Nằm ở Gia Lâm, Hà Nội, đây là làng nghề làm gốm truyền thống với những sản phẩm gốm sứ đa dạng và chất lượng.
Làng gốm Bát Tràng đem đến cho du khách trải nghiệm yên bình. Đến đây, bạn có thể tham quan làng nghề, học làm đồ gốm hay mua đồ gốm tại khu chợ gốm nổi tiếng.
Làng gốm Bát Tràng
Chùa Hương
Trong danh sách cảnh đẹp Hà Nội, chùa Hương là một cái tên không thể bỏ qua. Nằm ở huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50km, chùa Hương là điểm đến tâm linh hấp dẫn.
Chùa Hương là điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn
Nơi đây là sự kết hợp của kiến trúc đình chùa và núi non hùng vĩ, tạo nên phong cảnh hết sức nên thơ. Hàng năm, lễ hội chùa Hương được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 3 thu hút rất đông du khách. Người người đổ về chùa Hương để tham quan và cầu mong cho một năm mới bình an, sung túc, phát đạt.
Núi Hàm Lợn
Núi Hàm Lợn ở Sóc Sơn là địa điểm tham quan, dã ngoại gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ biết đến và yêu thích.
Nơi đây rất thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, picnic, nghỉ dưỡng 2 ngày 1 đêm. Việc di chuyển đến núi Hàm Lợn hiện nay khá thuận tiện và dịch vụ du lịch ở đây cũng phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách.
Núi Hàm Lợn sơn thủy hữu tình
Vườn Quốc gia Ba Vì
Vườn quốc gia Ba Vì là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng và khám phá nổi tiếng của Hà Nội. Ba Vì được táo hóa ưu tiên ban tặng cho phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, những công trình kiến trúc độc đáo như nhà thờ Đổ, đền Thượng, đền thờ Bác Hồ.
Ba Vì mùa hoa nở
Những cung đường đèo, những đồi hoa dã quỳ nở vàng mỗi dịp tháng 10 chính là điểm nhấn của vườn quốc gia Ba Vì, giúp nơi đây thu hút đông đảo du khách.
Núi Trầm
Địa điểm cuối cùng trong danh sach 25 điểm đến hấp dẫn của Hà Nội là núi Trầm ở Chương Mỹ. Tương tự như núi Hàm Lợn, núi Trầm là địa điểm du lịch hấp dẫn thích hợp cho hoạt động dã ngoại, picnic dành cho các bạn trẻ.
Núi Trầm (Chương Mỹ, Hà Nội)
Top 30 món ngon Hà Nội nhất định phải thưởng thức

Bún chả – Món ngon Hà Nội nức tiếng
Nhắc đến món ngon Hà Nội là nhắc đến bún, bún chả được xem như đặc sản của mảnh đất thủ đô, mà khi bạn đến đây đi đâu đâu cũng thấy. Có rất nhiều loại bún, nhưng bún chả có vẻ mang đến cho những người sành ẩm thực sức hấp dẫn vô tận nhất.

Linh hồn của món ăn đó chính là bát nước chấm, một bát nước ăn kèm chả phải có đầy đủ thịt lown nướng than, có thể là thịt mảng hoặc thịt băm tùy vào sở thích của bạn, cà rốt và đu đủ thái bào, vị nước chấm thanh thanh ngọt ngọt ăn cùng với rau sống thật khiến người ta không thể quên.
Gợi ý quán ăn ngon:
- Bún chả 74 Hàng Quạt (chỉ mở buổi trưa)
- Bún chả Hương Liên, số 24 Lê Văn Hưu
- Bún chả que tre ở ngõ chợ Đồng Xuân
- Bún chả Đắc Kim – số 1 Hàng Mành
- Bún chả Sinh Từ địa chỉ gốc là 57A Nguyễn Khuyến
Chả cá Lã Vọng Hà Nội – Món ngon Hà Nội
Chả cá Lã Vọng là một trong những cái tên vô cùng quen thuộc với người dân Hà Thành, bởi món ăn mang đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon đến không thể cưỡng lại. Nơi đây được ví như thiên đường của những thức khách đam mê với cá. Bạn sẽ được thưởng thức những miếng cá thơm ngon và đảm bảo được đánh bắt 100% từ Hòa Bình – đó chính là cá lăng Hòa Bình. Cùng với đó là những miếng chả cá được chế biến một cách cầu kỳ và mới mẻ.

Những món ngon nhất định bạn không thể bỏ qua đó là cá lăng om chuối đậu; cá lăng nướng muối ớt; chả cá lăng, lẩu cá lăng; nem cá lăng… tất cả đều chế biến vô cùng cầu kì và đẹp mắt, bạn có thể tha hồ cho lựa chọn của mình.
Gợi ý quán ăn ngon:
- Chả Cá Lã Vọng 18 Lò Sũ (Tầng 1 Khách sạn Hà Nội E Central, số 18 Lò Sũ, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Chả cá Vọng Ngư – 29 Nguyễn Chí Thanh
- Chả cá Hà Thành – Địa chỉ: 20 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy
- Chả cá Lã Vọng Đường Thành (19-21-2D Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Phở Bò Hà Nội
Phở bò là món ăn nổi tiếng không chỉ Hà Nội mà còn của ẩm thực Việt, Phở góp phần mang biểu tượng ẩm thực của Việt Nam đến với bạn bè thế giới, bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn và dễ nghiền ngay từ lần đầu thưởng thức. Đến với Hà Nội bạn có thể bắt gặp những quán phở bò ở khắp mọi nơi và bạn có thể thưởng thức nó bất cứ thời gian nào.
Phở mang đến cho thực khách cảm nhận rõ nét về sự kết hợp thông minh mới lạ của ẩm thực Việt. Đó là nước hầm xương được thêm hồi, quế ăn cùng thịt, bánh phở, các loại rau thơm và hành được xắt nhỏ lên trên, ăn cùng với thịt bò thái miếng mỏng vô cùng ngây ngất.
Tuy cách làm tỉ mỉ là vậy nhưng giá thành của một bát phở lại không quá đắt, chỉ dao động từ 30.000 vnđ – 50 vnđ tùy size và topping bạn chọn, có lẽ đó là lí do vì sao Phở lại được nhiều người lựa chọn thay cho bữa chính của mình như vậy
Gợi ý quán ăn ngon Hà Nội
- Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn
- Phở Thìn: 13 Lò Đúc
- Phở Thìn bờ Hồ: 61 Đinh Tiên Hoàng
Phở trộn Hà Nội
Phở nước truyền thống Hà Thành đã ngon nay có thêm Phở Trộn càng không kém phần. Đây là một món ngon Hà Nội độc đáo thú vị được những người đầu bếp vô danh của Hà Nội tạo nên từ rất lâu về trước. Giờ đây phở trộn đã trở thành một món ăn phổ biến của ẩm thực nơi đây.

Món ăn là sự kết hợp của bánh phở mềm mềm dai dai, quẩy giòn rụm nhưng không bị quá cứng, topping thịt gà giòn dai ăn vừa miệng, trộn với nước sốt đậm đà ngập topping, có vị chua chua ngọt ngọt, cùng với vị bùi bùi của lạc. Một tô phở trộn với đầy đủ các màu sắc hương vị đan xen khiến cho bạn chỉ nhìn thôi đã không thể cưỡng lại. Nếu đến với món ngon Hà Nội đừng quên thưởng thức món ăn biến tấu đặc biệt hấp dẫn này nhé !
Địa chỉ quán ngon:
- Phở trộn Gia Ngư tại Ngã tư phố Gia Ngư và Đinh Liệt
- Phở trộn Mã Mây – 47 Mã Mây
- Phở trộn Lãn Ông – 65 Lãn Ông
- Phở trộn Lê Ngọc Hân – 38 Lê Ngọc Hân
Bánh mì – Món ngon Hà Nội gọn nhẹ
Bánh mì là một món ăn đường phố vô cùng gọn – rẻ – ngon đối với người Việt, bắt nguồn từ nền ẩm thực phương Tây, những khi bánh mì du nhập đến nước ta thì đã mang đậm hương vị dân dã quen thuộc của người Việt. Ngày nay, Bánh mì Việt Nam đã trở thành niềm tự hào của dân tộc, đại diện cho tinh hoa ẩm thực Việt và dần để lại dấu ấn trong nền ẩm thực thế giới.

Vỏ bánh mì giòn rụm, ruột bánh mềm thơm, cùng với đã là trăm ngàn loại topping thơm ngon tạo nên những cái tên quen thuộc như: bánh mì ốp la, bánh mì thịt nướng, bánh mì pate xíu mại, bánh mì thịt gà xé,… Hơn cả thế nữa đó chính là bánh mì chảo, bánh mì sốt cay, bánh mì bột lọc,… được xem như một thăng hoa ẩm thực mới của bánh mì Hà Nội.
Bạn có thể thưởng thức những chiếc bánh mì thơm ngon hảo hạng ở bất kì gánh hàng rong nào tại những con đường Hà Nội, với giá cả vô cùng tuyệt vời chỉ từ 10.000 vnđ – 30.000 vnđ.
Phở cuốn Hà Nội
Lại là một món ăn biến tấu từ phở truyền thống, Phở cuốn là một món ăn xuất hiện cách đây không lâu nhưng chiếm trọn trái tim của thực khách ngay lần đầu thưởng thức. Phở cuốn là sự kết hợp giữa bánh phở mềm mềm dẻo dẻo được làm từ bột gạo mịn, nhân bánh gồm có thịt, ram giòn rụm, cà rốt, dưa chuột, rau sống,…

Muôn vàn những hương vị ẩm thực hòa quyện lại trong một miếng phở cuộn, chấm với nước chấm ngọt thanh đậm đà tạo nên một thứ mùi vị đặc trưng của Hà Nội,. Ăn nhiều mà không ngán.
Địa chỉ quán ngon Hà Nội
- Phở cuốn Hương Sơn Ba Đình
- Phở cuốn Thanh Hằng Hà Nội
- Phở cuốn ngon Hà Nội Ngũ Xá
- Phở cuốn 31 – Quán phở cuốn ngon ở Hà Nội
- Phở cuốn Hà Nội Vinh Phong
Bánh tôm Hồ Tây
Bánh tôm là một sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt tôm ngọt thơm được bọc trong lớp bột ngoài giòn trong mềm, gián ngập trong mỡ lợn nên sẽ không bị ngấy như dầu. Nhắc đến bánh Tôm người dân Hà Thành sẽ nhớ ngay đến Bánh tôm Hồ Tây, bánh tôm nơi đây có hương vị đậm đà rõ nét nhất, nước chấm của bánh tôm thanh thanh không quá mặn.

Một chiếc bánh tôm có kích thướng lớn bằng lòng bàn tay, với giá thành từ 10.000 vnđ – 15.000 vnđ tùy vào từng khu vực của Hồ Tây. Một ngày đông đi lượn Hồ Tây về khuya được thưởng thức vài ba chiếc bánh tôm thơm ngon cùng người thương thì còn gì tuyệt vời bằng.
Bánh Bò bía ngọt
Bánh Bò bía ngọt hay còn gọi là bánh bò bía là một món ăn vặt vỉa hè được nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích. Là một món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực phía Nam, bánh bò bía du nhập đến Hà Nội và được những người đầu bếp vô danh của thủ đô sáng tạo theo khẩu vị của người dân nơi đây. Được làm từ bánh tráng làm từ bột mì, ít dừa nạo, thanh kẹo nha, thêm chút xíu vừng đen cuộn lại. Những thực khách sùng ngọt chắc chắn không thể bỏ qua món khoái khẩu này.

Nếu muốn thưởng thức món ăn này bạn chỉ cần đến với Hà Nội trên những vỉa hè, cổng trường học,… có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. Nhiều năm qua nó đã góp mặt vào đời sống ẩm thực hè phố vốn đã rất phong phú của Hà Nội. Giá của một thanh bánh bò bía chỉ dao động từ 5.000 vnđ – 10.000 vnđ.
Dưới đây là một vài địa điểm bò bía ngon tại Hà Nội.
- Địa chỉ: số 44 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Địa chỉ: số 43 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ: Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ: Bờ Hồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lẩu Hà Nội các loại
Lẩu là một trong những món ngon Hà Nội bạn không thể bỏ qua, Lẩu Hà Nội có hương vị đậm đà, vị không quá cay như lẩu Thái, cũng không quá ngọt, đó là sự dung hòa tự nhiên giữa các laoij hương vị với nhau để cho ra một thứ nước nhúng lẩu vừa miệng với khẩu vị của người Hà Nội. Hà Nội mang đến cho thực khách muôn vàn những loại lẩu đa dạng khác nhau, có thể kể đến như: Lẩu uyên ương, Lẩu gà lá giang, Lẩu hải sản, Lẩu bò , Lẩu riêu cua, Lẩu tôm càng,…

Đặc biệt là lẩu buffet tại Hà Nội, bạn sẽ được thưởng thức no nê những loại đồ ăn theo sở thích riêng của bạn một cách không giới hạn với mức tiền tùy vào các combo theo yêu cầu của quý khách, đây hứa hẹn là một trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ qua khi bạn thưởng thức món ngon Hà Nội.
Địa điểm quán ăn ngon Hà Nội:
- Quán Bảo Quyên – Lẩu nấm sườn sụn non – 67 Lò Đúc
- Lẩu riêu cua phố Phó Đức Chính
- Quán Bà Sáu – Lẩu cá kèo – số 65, Văn Cao
- Nam Dương Tửu Quán – Lẩu cháo chim – 21 Hoè Nhai
Bánh cuốn – Món ngon Hà Nội cuốn hút
Bánh cuốn tôm thịt Hà Nội là một trong những món ngon Hà Nội không thể không nhắc tới của mảnh đất thủ đô, bởi sự dễ ăn nhưng khó quên, ngon mà lại vô cùng hợp với ví tiền. Bánh cuốn Hà Nội được tráng từ bột gạo láng mịn tạo ra miếng bánh dẻo mềm,ăn cùng với nhân tôm, thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ, hành băm, chấm với nước mắm pha thanh thanh ngọt ngọt có thêm topping nộm đu đủ cà rốt thì vô cùng đúng bài.

Đây hứa hẹn là món ăn ưa thích vào mỗi buổi sáng mùa đông giá lạnh, thưởng thức 1 đĩa bánh cuốn nóng hổi vừa thổi vừa ăn thì không gì sánh bằng. Giá thành của 1 đĩa bánh cuốn nóng chỉ dao động từ 20.000 vnđ đến 40.000 vnđ tùy vào lượng bạn gọi, đây là một mức giá xứng đáng cho trải nghiệm tuyệt vời đúng không nào!
Một số địa chỉ gợi ý:
- Bánh cuốn Bà Hanh, số 26B Thọ Xương
- Bánh cuốn Bà Xuân, số 16 dốc Hoè Nhai
- Bánh cuốn Thanh Trì trứ danh của người Hà Nội
- Bánh cuốn Bà Hoành Tô Hiến Thành.
- Bánh cuốn gia truyền Thanh Vân.’
Cháo sườn – Món ngon Hà Nội giá bình dân
Một bát Bát cháo sườn nóng hổi với hương thơm mê ly ăn kèm miếng quẩy giòn giòn là gợi ý thích hợp cho những bữa ăn tối se lạnh ở Hà Nội. Cháo sườn Hà Nội có vị sánh và mịn hơn các loại cháo thông thường vì được nấu từ bột gạo xay. Một bát cháo sườn gồm có sườn sụn ninh mềm, thịt lợn băm, thêm ruốc hoặc trứng cút, ăn kèm với quẩy hoặc ram. Món ăn này có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp phố phường Hà Nội với giá từ 15.000 – 40.000.
Địa chỉ gợi ý là:
- Số 32 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số 17 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 43 Ngõ Huyện, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số 1 – Ngõ 5 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – 090 105 2929
- Shophouse 11, Toà nhà Park Hill 10, Times City, Hà Nội
Xiên que Hà Nội
Xiên que là món ăn vặt đường phố phổ biến nhất tại Hà Nội gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều những thế hệ học sinh sinh viên nơi đây. Những gánh hàng xiên que với hàng chục những loại viên chiên khác nhau, màu sắc đam xem, hương vị đa dạng khiến bạn không thể cưỡng lại. Một trong số đó không thể không kể tới: Cá rau củ viên chiên, thịt bò viên chiên, tôm chiên, thịt cuốn mía, xúc xích, dồi sụn, và đặc biệt hơn cả là nem chua rán.

Những que xiên vừa rán giòn nóng hổi chấm cùng tương ớt hoặc tương me thật khiến người thưởng thức không thể quên đi hương vị của hoài niệm, những que xiên chỉ có giá từ 2.000 vnđ- 10.000 vnđ nhưng lại là trải nghiệm nhất định không thể bỏ qua của thời sinh viên.
Địa chỉ gợi ý:
- Ngõ tự do, Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng (5k -20k)
- đầu ngõ 10 Tôn Thất Tùng, Đống Đa
- 194 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy
- 1 Hàng Giầy, Hoàn Kiếm (5k) (16h-22h)
- 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy
Bánh tráng nướng Hà Nội
Bánh tráng nướng Hà Nội được ví như Pizza nhỏ của người Việt, với vỏ bánh giòn rụm được tráng lớp trứng mỏng ăn cùng với đa dạng những loại topping cùng với pho mai béo ngậy. Nhân bánh được làm từ thịt tôm băm nhỏ, xúc xích, thịt bò khô, … hòa quyện lại thành một hương vị thơm ngon hấp dẫn. một chiếc bánh tráng nướng lấy ra từ bếp than đỏ hồng, vừa thổi vừa ăn giữa tiết trời miền Bắc se lạnh cùng với crush thật ấm lòng.
Giá của một chiếc bánh tráng nướng Hà Nội có giá từ 15.000 vnđ – 30.000 vnđ, bạn có thể thưởng thức nó bất kì nơi nào trên các tuyến đường với những xe đẩy bán đồ ăn dạo của Hà Nội.
Bánh tráng cuốn Hà Nội
Bánh tráng cuốn là một trong những món ăn mới mẻ được sáng chế ra mới gần đây trong top những món ăn vặt Hà Nội những lại rất nhanh chóng lấy được lòng giới trẻ Hà Thành. Đây là sự kết hợp của những loại topping hấp dẫn như: trứng cút, cà rốt, nộm, tép… được bọc bởi lớp bánh tráng mềm dẻo, ăn cùng với nước sốt đặc có vị chua chua ngọt ngọt rất thích hợp để thưởng thức vào những buổi tối mùa hạ tại Hà Nội.
Đặc biệt bánh tráng cuốn được thêm một lớp mayonnaise và tương ớt khiến cho hương vị càng đậm đà khó cưỡng. Giá thành của một đĩa bánh tráng cuốn vào khoảng 20.000 vnđ – 40.000 vnđ giá cả vô cùng học sinh sinh viên đúng không nào.
Địa chỉ quán ngon Hà Nội:
- Bánh tráng cô Toàn 86 Hàng Trống
- Bánh tráng Tây Ninh Bé O – Hoàng Cầu
- Bánh tráng Hàng Tre
- Bánh tráng chị Ba Béo phố Lý Quốc Sư
- Bánh tráng Khương Thượng
- Bánh tráng Tina Trần Chùa Láng
Bánh tráng trộn – Món ngon Hà Nội dành cho sinh viên
Là một trong những món ăn vặt nổi tiếng của tuổi thơ, Bánh tráng trộn là một trong những món ăn hấp dẫn vô cùng đối với giới trẻ Hà Nội. Một bịch bánh tráng trộn chỉ có giá 15.000 vnđ nhưng bạn có thể ăn thỏa thích cùng với hội bạn.
Bánh tráng trộn Hà Nội có đầy đủ các gia vị sẽ gồm có: bánh tráng cắt nhỏ, xoài thái sợi nửa chua nửa ngọt, thịt bò khô, trứng chim cút, phồng tôm, hành khô, rau sống…hương vị đậm đà vô cùng ngon miệng. hãy thử qua nếu có cơ hội nhé !
Địa chỉ quán ăn ngon Hà Nội
- Bánh tráng trộn Yết Kiêu
- Bánh tráng trộn Sài Gòn – Nguyễn Siêu
- Bánh tráng trộn Khâm Thiên
- Bánh tráng trộn Hà Đông
Bún đậu mắm tôm Hà Nội
Bún đậu mắm tôm là món ăn dân dã, phổ biến nhưng lại cực kì gây nghiện nhất trong số các món ăn no ngon ở Hà Nội. Món ăn quen thuộc này phủ sóng ở khắp nơi của thủ đô, từ góc phố, quán cóc, khu chợ cho đến tận cả những nhà hàng 5 sao, bởi lẽ sức hút vô tận mà nó mang lại.
Để tạo nên một mẹt bún đậu mắm tôm ngon thật không hề dễ dàng, nó phải được góp công bởi rất nhiều những loại nguyên liệu hoàn hảo khác nhau: Một bát mắm tôm ngon hảo hạng, vắt thêm chút tranh, vài lát ớt, đánh đều cho sủi bọt, bún mềm dẻo dai, đậu phải là đậu mơ mềm mướt rán lên ngoài vàng rươm giòn rụm, trong nóng hổi, mịn màng; không thể thiếu chả cốm thơm thơm, thịt lợn chân giò thái lát, rồi sụn, chả rán giòn… ăn cùng với rau thơm nữa thì thực sự không lối thoát.
Địa chỉ quán ngon Hà Nội:
- Bún đậu Trung Hương, 49 ngõ Phất Lộc
- Bún đậu gốc đa số 4 Ngõ Gạch
- Bún Đậu & Bún Bung – Phan Phù Tiên, Đống Đa
- Bún Đậu Nghĩa Tân, Cầu Giấy
Bánh đa cua Hà Nội
Bánh đa cua có nguồn gốc từ Hải Phòng, Khi du nhập về Hà Nội được các người đầu bếp nơi đây biến tấu sáng tạo theo một hương vị cải tiến để hợp với khẩu vị người dân nơi đây, tuy nhiên mùi vị đặc trưng của bánh đa cua Hà Nội không hề thua kém hương vị của bất cứ nơi đâu.

Thành phần chính gồm có: Chả cá, miếng gạch cua to mịn màng tan chảy trong miệng, cùng với sợi bánh dai dai ăn vừa miệng, thêm nước dùng béo thơm đậm vị , hứa hẹn mang đến cho bạn hương vị khó quên.
Địa chỉ quán ăn ngon Hà Nội:
- 6A Phùng Hưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- 6 Dốc Tam Đa, Ba Đình, Hà Nội
- Kiot số 5 Chợ Xanh – Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
- 63 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Xôi – Món ngon Hà Nội cho bữa sáng
Xôi Hà Nội vào mùa thu là những dấu ấn tuyệt vời hơn bao giờ hết, những nắm xôi hấp dẫn bốc khói nghi ngút trong tiết trời sáng mùa thu Hà Nội đủ để làm lòng bạn xao xuyến. Xôi Hà Nội ngày nay có rất nhiều loại khác nhau có thể kể đến như: xôi gà, xôi xéo, xôi gấc, xôi lạp xưởng, xôi thập cẩm…Được làm từ gạo nếp dẻo mềm, nhập những loại topping thưởng thức cùng một cốc sữa ngô thì ngon hết ý.
Địa chỉ quán ăn ngon Hà Nội:
- Xôi Cát Lâm- 24B Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Xôi Bự – 61 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
– 131 Mai Hắc Đế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Xôi Hiệp Hòa – Số 415 Đê La Thành
- Xôi OANH OANH – 573 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Cốm – Món ngon Hà Nội vào mùa thu
Cốm gắn liền với hương Thu Hà Nội, không chỉ là một món ăn dân dã thơm ngon khó cưỡng mà còn là thức quà quý giá của tấm lòng người Tràng An. Bạn có thể bắt gặp món ăn này ở bất cứ gánh hàng rong nào trên các tuyến đường của Hà Nội.

Khi thưởng thức cốm hãy nhai thật chậm để cảm nhận được hết sự ngọt thanh khó tả hòa cùng với hương của lá sen bọc bên ngoài lớp vỏ. Không chỉ có mình món cốm truyền thống, người HÀ Nội còn biết cách biến tấu làm thành rất nhiều món ngon khác như bánh cốm, cốm xào, chả cốm, kem cốm, chè cốm… góp phần làm phong phú thêm cho ẩm thực nơi đây.
Một số địa chỉ mua cốm và món ngon từ cốm
- Cốm làng Vòng: Làng Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy.
- Cốm xào: 1A Đinh Liệt, Hoàn Kiếm.
- Xôi cốm chợ Hôm: Cổng chợ Hôm, Trần Xuân Soạn.
- Chè cốm: Chợ Thành Công, Ba Đình.
- Bánh cốm Nguyên Ninh: 65A Hàng Than, Ba Đình.
Nem chua rán
Nem chua rán là món ăn vặt đường phố vô cùng phổ biến đối với giới trẻ Hà Nội, với giá thành vô cùng học sinh sinh viên bạn đã có thể thưởng thức những chiếc nem chua vô cùng hấp dẫn. Một chiếc nem chua rán có lớp vỏ bên ngoài nóng hổi, giòn tan, bên trong dai ngọt giòn thơm chấm ngập tương ớt khiến cho hương vị hòa quyện vào nhau thật khiến cho người thưởng thức khó mà quên được hương vị này.

Địa điểm gợi ý:
- Nem chua rán Ngõ Tạm Thương, Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm
- Nem chua rán Trần Xuân Soạn, Q. Hai Bà Trưng
Cà phê trứng – Món ngon Hà Nội dành cho buổi chiều “chill chill”
Nếu là một có niềm đam mê với ẩm thực chắc chắn bạn sẽ biết đến thứ đồ uống ‘gây nghiện’ này. Cà phê trứng có hương vị vô cùng hoàn hảo, là sự kết hợp của cái đậm đà của cà phê, thơm ngậy của lòng đỏ trứng gà và kem ngọt khiến cho bạn quên lối về. Thưởng thức một ly cà phê trứng nghe bản nhạc bạn ưa thích trong quán quen có lẻ là cảm giác tuyệt vời mà bạn nên thử một lần khi đến với thủ đô Hà Nội đấy!

Giá thành của một ly cafe trứng dao động từ 30.000 vnđ -50.000 vnđ tùy vào chất lượng quán mà bạn lựa chọn. Dưới đây là những gợi ý mà Reviewvilla.vn muốn gửi đến cho bạn:
- Lều Coffee – 01 Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giảng Coffee – Ngõ 39 Nguyễn Hữu Huân, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Oriberry Coffee 21 Xuân Diệu
- Đinh cafe – 13 Đinh Tiên Hoàng, P. Hàng Bạc, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Kem Tràng Tiền Hà Nội
Kem Tràng Tiền một đặc sản Hà Nội có từ rất lâu đời và là một cái tên kiến người dân thủ đô vô cùng tự hào. Khác với những loại kem bình dân khác, Kem Tràng Tiền Hà Nội mềm, dẻo thơm, ăn đến đâu mát đến đấy mang lại trải nghiệm hết sức độc đáo. Thưởng thức một cây kem tràng tiền giữa tiết trời Hà Nội tháng 7 có thể nói không gì sánh bằng.

Địa chỉ bán kem Tràng Tiền nổi tiếng hầu như ai cũng biết là 35 Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm trên tuyến phố đi bộ sầm uất và quen thuộc của Hà Nội. Hãy ghé qua nơi đây cùng với người bạn thương và thưởng thức món quà tuyệt vời của Hà Nội nhé.
Chè Bưởi Hà Nội
Món ăn vặt phổ biến nhất của Hà Nội có lẽ không thể không nhắc tới Chè, có rất nhiều loại chè cho bạn lựa chọn khi bước vào một quán chè bất kì nào đó ở thủ đô, tuy nhiên chè bưởi lại luôn có sức hút kì lạ.

Chè bưởi – với sự kết hợp giữa cùi bưởi nhiều thịt trắng giòn, cùng đậu xanh đãi vỏ béo múp, bột năng tạo sự sánh mịn cùng chút công thức bí truyền, và tinh hoa của món chè bưởi đó là nước cốt dừa béo ngậy chan ngập bát, chỉ nhắc đến tên thôi đã khiến người ta ngây ngất.
Địa chỉ quán ngon Hà Nội:
- Chè Sầu Thể Giao – 12A Thể Giao, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Chè Thanh Tuyền – 57 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Chè Cô Thu – quán chè bưởi nổi tiếng tại Hà Nội
- Chè Sầu Liên – 79 Trần Quốc Hoàn
- Chè bưởi – Bà Triệu Hà Nội
Chè Thái sầu
Những người “đam mê” với sầu riêng chắc chắn khi đến với Hà Nội không thể bỏ qua món ăn vặt này. Chén chè thái sầu riêng thu hút bạn đầu tiên bởi mùi hương sầu riêng thơm nức mũi cùng với đó chính là những miếng mít chín giòn sừng sực và đầy đủ các loại topping thạch lung linh sắc màu.

Đặc biệt nhất là ở nước cốt với hương vị không thể chê vào đâu, vị đặc trưng của chè thái sầu ngọt dịu mà béo nhưng không ngấy, làm hài lòng những vị khách kén ăn nhất.
Địa chỉ quán ngon Hà Nội
- Chóe – Chè Thái Sầu Liên – 92B Ô Chợ Dừa Mới, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Chè Oanh – Kim Mã
- Chè Sầu Liên Đào Tấn – Ba Đình
Ngan cháy tỏi hà nội
Ngan cháy tỏi là một trong những món ăn vô cùng hấp dẫn tại Hà Nội, với thịt ngan được ướp trong nước sốt vô cùng đạm đà sau khi nấu lên sẽ có vị giòn tan ở lớp da bên ngoài và mềm mềm bên trong từng thớ thịt ăn cùng với hương thơm lừng của tỏi khiến thực khách mê tít. Ngan được lọc bớt xường chấm cùng với nước sốt quánh đặc thì thật hết ý.

Địa chỉ quán ngon Hà Nội:
- Ngan Ngon 101B1 Trần Huy Liệu
- Ngan Vàng – 450 Lạc Long Quân
- Ngan cháy tỏi 16 Hàng Cân
- Quán ngan cháy tỏi cô Hương – Hàng Nón
Bánh Gối Hà Nội
Bánh gối là một trong những món ăn vặt hấp dẫn và có hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt. Được làm từ lớp bột mịn chiên giòn vàng rụm, cùng với nhân từ thịt tôm, thịt lợn, mộc nhĩ, cà rốt, miến, nấm hương,… băm nhuyễn hòa quyện vào nhau tạo ra một hương vị ngon đến khó cưỡng. Đặc biệt hơn cả là nước chấm chua chua ngọt ngọt cũng khiến cho món ăn được nâng tầm lên đẳng cấp khác.

Địa chỉ món ngon HÀ Nội
- Bánh gối Thiệu Huê – 15 Nguyễn Quý Đức, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Bánh gối Phượng – P. Phương Liên, Quận Đống Đa
- Bánh gối Ngọc Tú – C3 TT Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Tào Phớ Hà Nội
Thưởng thức một ly tào phớ mát lạnh vào mùa hè thì không còn gì tuyệt vời bằng, tào phớ mịn ngọt thanh, cùng với đa dạng những loại topping: thạch trân châu, dừa khô, dừa nạo, … thơm ngon hết ý. Một ly tào phớ Hà Nội chỉ có giá từ 10.000 vnđ- 15.000 vnđ ăn cùng bạn bè sau mỗi giờ tan học là một sự lựa chọn không thể tuyệt hơn.

Tào phớ thường được bán tại các cổng trường đại học, và các con hẻm nhỏ của Hà Nội, bạn có thể bắt gặp những gánh hàng tào phớ bất cứ nơi nào tại đây. Nhớ đừng bỏ qua món ăn vặt này nhé.
Cơm tấm Hà Nội
Cơm tấm là Hà Nội là một món ăn no không thể bỏ qua trong list những món ngon nơi đây. Cơm tấm được nấu từ gạo vụn mềm dẻo, ăn kèm với đa dạng các loại đồ ăn theo yêu cầu của thực khách: như sườn, chả trứng, thập cẩm, gà,…vừa thơm ngon lại đậm vị. Bạn vừa được thưởng thức mỹ vị nhân gian vừa có thể tiếp năng lượng cho cả một ngày dài.

Địa chỉ quán ăn ngon Hà Nội:
- Cơm tấm 36 – 11 Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơm tấm An Huy – 114 Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Cơm tấm Tư Mập – 241 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Mì Vằn Thắn
Mì vằn thắn không phải là món ăn gốc của Hà Nội những được lòng rất nhiều thực khách nơi đây, bởi sự biến tấu sáng tạo của những người đầu bếp Hà Nội sao cho vừa khẩu vị dân Hà Thành.

Một tô mì vằn thắn là sự kết hợp giữa nước dùng đậm đà, ngọt nhưng rất thanh, sợi mỳ dai vừa đủ, mịn màng như tan trong miệng, cùng với đó là đa dạng các loại topping hấp dẫn vô cùng.
Địa chỉ quán ăn ngon Hà Nội:
- Thành Vy – Địa chỉ: 157A Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
- An Nam – Địa chỉ: 2A Hàn Thuyên (Đối diện ngân hàng SHB), Hoàn Kiếm
- Mai Hắc Đế – Địa chỉ: 125 Mai Hắc Đế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Ô mai Hà Nội
Ô mai không chỉ là món ăn vặt nổi tiếng tại Hà Nội mà còn là thức quà vô giá của mỗi du khách khi đi du lịch Hà Nội gửi về cho gia đình và người quen. Ô mai Hà Nội có rất nhiều loại, có thể kể đến như: Ô mai sấu, Ô mai mơ, Ô mai xí muội, Ô mai me, Ô mai mận,….

Với phương pháp chế biến truyền thống kết hợp hiện đại từ trái cây khô cam kết đạt chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm, mọi người có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng ô mai Hà Nội nhé.
Địa chỉ tham khảo:
- Ô mai Hồng Lam, 11 Hàng Đường
- Ô mai Thanh Hương
- Ô mai Hà Nội Vạn Lợi
- Ô mai Tiến Thịnh
- Ô Mai Hà Nội Bà Thu
Trên đây là những chia sẻ và gợi ý về những món ăn ngon Hà Nội và địa chỉ ăn uy tín mà muốn gửi đến cho bạn. Với những thông tin trên chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn có được sự lựa chọn đúng đắn khi đến với ẩm thực Hà Nội.
(Nguồn Reviewvina)